Bài tham dự cuộc thi Khơi nguồn chất mới
Địa điểm: Quảng trường Ngọ Môn (Huế)
Năm thiết kế: 2023

Tuổi thơ chúng tôi có đôi lần thả diều và chạy nhảy trên quảng trường Ngọ Môn. Nơi đây lưu giữ bao ký ức của nhiều thế hệ, với vô vàn hoạt động xã hội như tập thể dục, khai mạc Festival, lái xe đồ chơi, trượt patin,…
Nét đặc trưng trong kiến trúc truyền thống Huế được thể hiện thông qua bố cục của nhà rường truyền thống với với ngôi nhà kết cấu gỗ nằm ở trung tâm khu đất, bao quanh là không gian cây xanh. Bước chân từ cổng chính vào ngôi nhà phải đi qua lối nhỏ để với với khoảng sân trước được xem là minh đường trong phong thủy. Nhà rường ẩn mình và thấp thoáng sau những tán cây xen lẫn tiếng chim hót. Di sản kiến trúc Huế không chỉ là các công trình kiến trúc cổ, nó là mối liên hệ gắn bó giữa công trình kiến trúc và không gian xanh. Không gian sống đặc trưng của Huế là kết quả việc nương tựa công trình vào tự nhiên, tính cách con người Huế nhẹ nhàng và lãng mạn cũng nhờ vào môi trường tự nhiên.
Cho đến hôm nay, Huế phát triển chậm rãi và bền vững, có nhiều cơ hội để phát triển nhưng gặp không ít thách thức từ quá trình đô thị hóa. Sự tiện nghi vật chất trong tâm lí của con người hiện đại là trở ngại lớn cho mối liên kết giữa con người và tự nhiên. Mùa mưa ở Huế được mô tả là mưa dầm dề, mưa thúi đất, mưa xối xả, ẩm ướt, … là đặc điểm của vị trí địa lí ở Huế nằm ngay nơi mà không khí lạnh từ phương Bắc tràn về hội tụ tại dãy Bạch Mã. Sự tiện nghi vật chất nằm ở việc con người xa lánh dần với tự nhiên, phần lớn diện tích sân vườn đều được đổ bê tông để tránh nước mưa bắn bẩn quần áo, tránh muỗi và các côn trùng khác, tránh lá rụng mất công quét dọn hàng ngày.
Cửa bàng khoa nhà rường Huế là ranh giới giữa trong và ngoài nhà. Con người đang ở trong nhà giao tiếp thị giác với vườn tược, cây cối và không gian bên ngoài.
Back to Top